Bộ nhận diện thương hiệu là gì và tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của thương hiệu? Yếu tố nào giúp bộ nhận diện thương hiệu trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng? Hãy cùng LDH Media tìm hiểu ngay nhé.
1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp các yếu tố hữu hình của doanh nghiệp như tên gọi, logo, tagline/slogan, màu sắc đại diện, hồ sơ nhân lực, tài liệu Marketing (hoặc Digital Marketing),… Các yếu tố này kết hợp với nhau để tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp, giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng nhận diện tính cách doanh nghiệp cũng như phân biệt thương hiệu của bạn với hàng ngàn đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực.
Yêu cầu tiên quyết của bộ nhận diện thương hiệu là phải có sự liên kết, thiết kế đồng bộ và nhất quán để mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bộ nhận diện thương hiệu cũng cần đảm bảo tính thẩm mỹ, tuân thủ thuần phong mỹ tục và không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ hay Luật cạnh tranh với các thương hiệu khác.
2. Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu
Sau khi đã hiểu rõ bộ nhận diện thương hiệu là gì, shop cần tìm hiểu vai trò của nó trong kinh doanh:
- Xác định giá trị thương hiệu: Các yếu tố của bộ nhận diện thương hiệu mang đậm dấu ấn, thông điệp và giá trị của thương hiệu. Qua đó, các giá trị và mục tiêu mà shop hướng đến đều được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể.
- Tạo uy tín cho thương hiệu: Một bộ nhận diện được thiết kế chuyên nghiệp và chỉn chu sẽ giúp khách hàng đánh giá cao độ uy tín của thương hiệu. Đặc biệt, về mặt cảm tính trong sự sáng tạo, cao cấp, chất lượng,… sẽ tạo cho khách hàng sự tin tưởng và hứng thú với thương hiệu.
- Nâng cao độ nhận diện thương hiệu: Đầu tư thiết kế bộ nhận diện với sự sáng tạo về ý tưởng và độc đáo trong cách thể hiện góp phần tăng độ phủ sóng của thương hiệu, đặc biệt trên các kênh truyền thông và trong các chiến dịch quảng cáo.
- Xây dựng tính đồng nhất cho thương hiệu: Các ấn phẩm, nội dung, sản phẩm,… của thương hiệu trên các nền tảng như mạng xã hội, website, trang thương mại điện tử,… đều được đồng nhất về logo, màu sắc, biểu tượng,… giúp gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng.
- Tạo sự khác biệt với thương hiệu khác: Mỗi thương hiệu có bộ nhận diện riêng, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và phân biệt sản phẩm của shop với các cửa hàng khác.
3. Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều thành phần khác nhau như logo, đồ dùng văn phòng, phương tiện truyền thông, đồ họa web,… Cụ thể là:
Màu sắc và thiết kế logo
Đây là yếu tố tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Màu sắc và thiết kế logo cần phản ánh giá trị và thông điệp của thương hiệu. Ví dụ, nếu shop muốn thể hiện sự nhẹ nhàng, thanh thoát, tinh tế thì có thể sử dụng tông màu trắng và đen làm chủ đạo, với hình ảnh thiết kế đơn giản. Bên cạnh logo chính, shop nên cân nhắc thiết kế thêm các logo thay thế để sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.
Hệ thống nhận diện tại văn phòng
Hệ thống nhận diện trong văn phòng bao gồm danh thiếp, tập hồ sơ, thẻ nhân viên, đồng phục, con dấu,… Những yếu tố này thể hiện sự chuyên nghiệp của shop không chỉ đối với khách hàng mà còn với các đối tác, nhà cung cấp. Đồng thời, việc này còn tạo sự thống nhất cho thương hiệu trên các kênh khác nhau từ online, offline đến văn phòng.
Hệ thống nhận diện tại điểm bán (POSM)
Shop cần chuẩn bị hệ thống nhận diện thương hiệu tại điểm bán, bao gồm bảng hiệu, backdrop, sản phẩm trưng bày, gian hàng, pano quảng cáo,… khi tham gia các hội chợ, triển lãm. Đây là một trong những cách giúp tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các shop khác tại điểm bán.
Phương tiện truyền thông xã hội
Đây là công cụ giúp shop đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách hàng một cách tự nhiên, gần gũi và sáng tạo. Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ xuất hiện trên các hình ảnh, sản phẩm, video mà còn ở nội dung của các bài đăng trên trang truyền thông xã hội. Điều này giúp shop truyền tải thông điệp đến khách hàng tốt hơn, đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm trí họ.
Đồ họa trang web
Website được biết đến là kênh truyền thông chính thức mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích cho thương hiệu. Đây là nơi khách hàng kiểm tra thông tin, mức độ uy tín, thông tin sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Do đó, việc thiết kế website cần dựa trên bộ nhận diện thương hiệu của shop. Đồ họa trang web là một thành phần quan trọng của thương hiệu, vừa có thể là trang thông tin, vừa có thể là trang bán hàng.
Bao bì sản phẩm
Mẫu mã, bao bì sản phẩm được thiết kế đồng nhất với nhận diện thương hiệu về màu sắc và hình ảnh sẽ giúp tăng độ uy tín và giá trị của sản phẩm. Từ đó dễ gây ấn tượng với khách hàng và kích thích họ mua hàng.
Bộ nhận diện thương hiệu Marketing
Marketing là hoạt động quảng bá để khách hàng biết đến sản phẩm và mua hàng. Do đó, bộ nhận diện thương hiệu dành cho hoạt động marketing rất cần được chú trọng. Hệ thống nhận diện thương hiệu Marketing bao gồm website thương hiệu, trang bán hàng, nhận diện thương hiệu trên trang thương mại điện tử và mạng xã hội, TVC, banner quảng cáo,…
Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời
Đối với các thương hiệu lớn, việc đầu tư chi phí tiếp thị lớn thường đi kèm với các chiến dịch quảng bá thương hiệu ngoài trời như băng rôn, biểu ngữ, biển quảng cáo, TVC quảng cáo,… Đây là hình thức quảng bá hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách hàng thông qua những địa điểm quen thuộc như quốc lộ, siêu thị, trung tâm thương mại,… Từ đó tạo ấn tượng với khách hàng về hình ảnh của thương hiệu.
4. 5 bước cơ bản để sở hữu bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất cho thiết kế thương hiệu
Bước 1: Tìm hiểu và phân tích khách hàng mục tiêu
Bộ nhận diện thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn giữa hàng vạn đối thủ cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, điều quan trọng đầu tiên là giúp khách hàng biết đến thương hiệu của mình. Một bộ nhận diện ấn tượng là chưa đủ; nó cần gắn bó chặt chẽ với các khách hàng mục tiêu – những người bạn nhắm đến cho các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Ví dụ, bạn không thể đem bộ nhận diện thương hiệu với màu sắc bắt mắt đến với khách hàng từ 60 tuổi trở lên. Do đó, khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, ngoài việc tìm hiểu và phân tích khách hàng mục tiêu, đừng bao giờ bỏ qua sự phù hợp và vừa phải. Đây chính là chìa khóa giúp bạn có được khởi đầu thuận lợi.
Bước 2: Xây dựng giá trị và lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu
Bất cứ công việc nào liên quan đến sáng tạo đều cần ý tưởng. Ý tưởng độc đáo, sáng tạo và mới mẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để triển khai công việc. Với bộ nhận diện thương hiệu, ngoài ý tưởng sáng tạo không trùng lặp, bạn cần truyền tải những thông điệp giá trị nhất định. Bộ nhận diện thương hiệu cần liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn. Đồng thời, hãy tạo các slogan ngắn gọn, súc tích để mô tả chính xác và định vị thương hiệu trên thị trường.
Bước 3: Lựa chọn màu sắc chủ đạo và font chữ cho thương hiệu
Màu sắc và font chữ là những yếu tố dễ thu hút và tạo ấn tượng cho người xem nhất. Nếu tận dụng và phát huy được hai yếu tố này, khách hàng sẽ ấn tượng với thương hiệu của bạn hơn rất nhiều. Màu sắc và font chữ nên liên quan và gắn kết chặt chẽ với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đừng quên sự tiết chế để không tạo cảm giác khó chịu cho khách hàng. Hãy căn cứ vào tính chất sản phẩm, tinh thần doanh nghiệp, và giá trị hướng đến để lựa chọn màu sắc chủ đạo. Từ đó, tìm các font chữ liên quan và có thể làm nổi bật lẫn nhau.
Bước 4: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Sau khi có ý tưởng, việc tiếp theo là khiến chúng có “hình hài” rõ ràng và liên kết chặt chẽ trong bản thiết kế. Khi thiết kế, tuân thủ chặt chẽ những phác thảo ban đầu để tránh làm sai lệch tinh thần của thương hiệu. Tuy nhiên, nếu có những điểm nhấn nhỏ trong quá trình thiết kế, hãy thêm vào để tạo sự ấn tượng cho bộ nhận diện thương hiệu.
Bước 5: Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Khi đã có bản thiết kế bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, doanh nghiệp có thể ứng dụng ngay vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để tránh vi phạm bản quyền hoặc bị sao chép ý tưởng thiết kế từ các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. Việc đăng ký bảo hộ không chỉ là giải pháp an toàn để tung dự án ra thị trường mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp và đẳng cấp của thương hiệu.
Bước 6: Hoàn chỉnh và hướng dẫn sử dụng
Khi đã có bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, bước cuối cùng là hoàn chỉnh chi tiết. Chú ý lựa chọn màu sắc, chất liệu và kỹ thuật in ấn để thể hiện chính xác những mong muốn của bạn. Hướng dẫn sử dụng chi tiết để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả của bộ nhận diện thương hiệu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bbộ nhận diện thương hiệu mà LDH Media muốn giới thiệu đến các bạn. Hi vọng rằng bài viết này không chỉ cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản và cần thiết về các thành phần, vai trò và quy trình xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, mà còn truyền cảm hứng để bạn có thể ứng dụng những thông tin này vào công việc của mình một cách hiệu quả.