Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử (E-Commerce) đã trở thành một xu hướng kinh doanh và mua sắm của thời đại. Vậy E-Commerce là gì? Vì sao việc kinh doanh và mua sắm trên các sàn thương mại điện tử lại phát triển mạnh mẽ như vậy? Hãy cùng LDH Media tìm hiểu thêm về E-Commerce và xu hướng kinh doanh thương mại điện tử hiện nay.
1. E-Commerce là gì?
E-Commerce, hay thương mại điện tử, có thể còn xa lạ với nhiều khách hàng vì cụm từ này thường được biết đến với tên gọi khác. Đây là một mô hình kinh doanh cho phép các cá nhân hay công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh, trao đổi và buôn bán hàng hóa của mình trên hệ thống internet.
Các mô hình phổ biến của E-Commerce là gì?
Hiện nay, thương mại điện tử bao gồm các mô hình phổ biến như:
- B2B (Business to Business): Thương mại điện tử giữa hai doanh nghiệp với nhau.
- B2C (Business to Consumer): Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- C2C (Consumer to Consumer): Thương mại điện tử giữa các cá nhân.
Hiểu rõ khái niệm thương mại điện tử hay E-Commerce là gì là bước quan trọng đầu tiên để các chủ shop kinh doanh hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử.
2. Thương mại điện tử và Kinh doanh điện tử (eBusiness)
Khái niệm thương mại điện tử thường bị nhầm lẫn với kinh doanh điện tử (Electronic Business hoặc eBusiness), nhưng thực chất đây là hai khái niệm khác nhau.
Về cơ bản, thương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến và tập trung vào các hoạt động hướng ngoại. Bao gồm các quy trình tiếp xúc với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác bên ngoài như bán hàng, tiếp thị, đặt hàng, giao hàng,… Thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp kết nối hệ thống dữ liệu bên trong và bên ngoài một cách hiệu quả và linh hoạt hơn; hợp tác chặt chẽ hơn với nhà cung cấp và đối tác; qua đó có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng.
Ngược lại, kinh doanh điện tử liên quan đến việc sử dụng internet và các công nghệ trực tuyến để tạo ra hiệu quả hoạt động. Bao gồm các quy trình nội bộ như sản xuất, quản lý hàng tồn kho, phát triển sản phẩm, quản lý rủi ro, tài chính, quản lý tri thức và nguồn nhân lực. Chiến lược kinh doanh điện tử phức tạp hơn, tập trung vào các quy trình nội bộ và nhằm mục đích tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả và năng suất, từ đó tăng lợi ích cho khách hàng (theo Andrew Bartels, “The difference between e-business and e-commerce”).
3. Ưu điểm của Ecommerce là gì?
- Bất chấp khoảng cách địa lý: Một trong những ưu điểm nổi bật của thương mại điện tử là khả năng vượt qua rào cản về khoảng cách. Người tiêu dùng ở Việt Nam có thể dễ dàng mua các sản phẩm từ bên kia lục địa. Ngược lại, các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể bán hàng hóa cho khách hàng toàn cầu mà không cần mở cửa hàng vật lý ở nước ngoài. Hàng hóa được giao tận nhà khách hàng mà không cần họ phải đến cửa hàng trực tiếp. Vì vậy, vị trí cửa hàng trên trang chủ các website thương mại điện tử trở nên quan trọng hơn so với vị trí mặt tiền ở các ngã ba, tư lớn trên phố.
- Giao dịch bất kể thời gian: Thời gian mua và bán sản phẩm không bị giới hạn như các cửa hàng truyền thống. Nhân viên cũng không bị giới hạn bởi thời gian hay địa lý, công việc có thể diễn ra bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Điều này giúp tăng doanh số và số lượng khách hàng đáng kể so với bán hàng truyền thống.
- Giảm thiểu chi phí: Chi phí thuê mặt bằng, nhân công và các chi phí cố định khi duy trì cửa hàng trên các trang web thương mại điện tử rẻ hơn rất nhiều so với cửa hàng truyền thống.
- Kiểm soát số lượng hàng tồn kho: Sử dụng các phần mềm điện tử giúp quản lý dễ dàng thống kê số lượng hàng hóa trong kho, tránh thất thoát và kiểm soát tốt hơn.
- Marketing mục tiêu: Với quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng phong phú và khả năng theo dõi thói quen mua sắm của họ cũng như các xu hướng mới nổi, các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể nhanh chóng điều chỉnh chiến lược tiếp thị để cung cấp trải nghiệm phù hợp hơn và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
- Phục vụ các thị trường ngách: Điều hành một doanh nghiệp truyền thống trong thị trường ngách có thể rất khó khăn, nhưng với thương mại điện tử, các nhà bán lẻ có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường toàn cầu, xây dựng một doanh nghiệp ngách có lợi nhuận cao mà không cần đầu tư nhiều. Khách hàng từ bất kỳ nơi nào trên thế giới đều có thể tìm và mua sản phẩm của bạn nhờ khả năng tìm kiếm trực tuyến.
4. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử
Dựa trên sự phân chia giữa nhà cung cấp/nhà sản xuất và người tiêu dùng/khách hàng, thương mại điện tử có thể được phân loại thành các nhóm sau:
- Business To Business (B2B): Giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và người bán buôn hoặc giữa người bán buôn và người bán lẻ.
- Business To Consumer (B2C): Giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng.
- Consumer To Consumer (C2C): Giao dịch thương mại trực tuyến giữa những người tiêu dùng thông qua một bên thứ ba, như một trang web làm trung gian đấu giá trực tuyến hoặc trung gian bán hàng.
- Consumer To Business (C2B): Mô hình kinh doanh trong đó người tiêu dùng tạo ra giá trị và bán lại giá trị đó cho doanh nghiệp.
- Business To Employee (B2E): Hình thức mà doanh nghiệp sử dụng một mạng lưới nội bộ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhân viên của mình.
- Business To Government (B2G): Một dạng của B2B, tiếp thị dịch vụ cho khu vực công nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các cơ quan chính phủ ở các cấp khác nhau như chính phủ, chính quyền địa phương thông qua các kỹ thuật truyền thông như quan hệ công chúng, xây dựng thương hiệu,…
- Government To Government (G2G): Sự tương tác trực tuyến, phi thương mại giữa các cơ quan, ban ngành, tổ chức thuộc chính phủ với các cơ quan, ban ngành, tổ chức khác thuộc chính phủ.
- Government To Business (G2B): Sự tương tác trực tuyến, phi thương mại giữa các cơ quan chính phủ với các doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin và tư vấn cho doanh nghiệp.
- Government To Citizen (G2C): Sự truyền thông giữa chính phủ với khu vực tư nhân hoặc công dân của mình (theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân).
5. Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử
- Thư điện tử (Email): Các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác sử dụng thư điện tử để gửi thư trực tuyến qua mạng.
- Thanh toán điện tử (Electronic Payment): Thanh toán tiền thông qua các tin nhắn điện tử, ví dụ như trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, thanh toán mua hàng bằng thẻ mua hàng hoặc thẻ tín dụng. Với sự phát triển của thương mại điện tử, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới như:
- Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, FEDI)
- Tiền lẻ điện tử (Internet Cash)
- Ví điện tử (Electronic Purse)
- Giao dịch điện tử của ngân hàng (Digital Banking)
- Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange, EDI): Việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form) từ máy tính này sang máy tính khác giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau.
- Truyền dung liệu (Content Transmission): Dung liệu là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó nằm trong bản thân nội dung chứ không phải trong vật mang tin. Hàng hóa số có thể được giao qua mạng.
- Mua bán hàng hóa hữu hình: Danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng ngày càng mở rộng, từ hoa đến quần áo, ô tô. Hoạt động này được gọi là “mua hàng điện tử” (electronic shopping) hoặc “mua hàng trên mạng”. Ở một số nước, Internet đã trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hóa hữu hình (Retail of Tangible Goods).
6. Các bước để bắt đầu Ecommerce là gì?
Lựa chọn và tìm nguồn cung ứng sản phẩm
Bước đầu tiên để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử là quyết định sản phẩm bạn sẽ bán. Tìm kiếm một ý tưởng có lợi có thể là một công việc khó khăn, vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần và suy nghĩ nghiêm túc. Điều cần thiết là bạn phải chọn những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận tốt để thu lợi nhuận và mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai. Khi đã quyết định được sản phẩm, bạn cần xác định cách thức và địa điểm tìm nguồn sản phẩm.
Tiến hành nghiên cứu và lập kế hoạch trước
Ý tưởng sản phẩm của bạn sẽ quyết định khía cạnh nào của thị trường cần nghiên cứu, nhưng một số lĩnh vực quan trọng cần xem xét là cạnh tranh, chiến lược giá cả và đề xuất giá trị độc đáo của bạn. Tại thời điểm này, bạn cũng nên soạn thảo một kế hoạch kinh doanh để hình dung chiến lược tăng trưởng và xác định bất kỳ mối đe dọa hoặc trở ngại tiềm ẩn nào.
Làm cho thương hiệu của bạn phù hợp
Khi đã có ý tưởng sản phẩm đầy hứa hẹn và tổng quan rõ ràng về thị trường, bạn cần bắt đầu suy nghĩ về các yếu tố chính của cửa hàng như tên thương hiệu, tên miền, nguyên tắc thương hiệu và biểu tượng. Việc phát triển thương hiệu từ đầu có thể giúp đẩy nhanh sự phát triển và chinh phục khách hàng tiềm năng. Trước khi tập trung vào xây dựng cửa hàng, nên nghiên cứu những kiến thức cơ bản về SEO để kinh doanh của bạn có một khởi đầu tốt đẹp.
Quyết định cách bạn sẽ bán
Việc thiết lập cửa hàng trực tuyến có thể đạt được theo hai cách:
- Xây dựng một cửa hàng thương mại điện tử từ đầu, có thể tự phát triển hoặc thuê freelancer/dịch vụ làm việc đó cho bạn. Cách này có thể mất nhiều thời gian và chi phí hơn nhưng đảm bảo tùy chỉnh 100% và cho phép bạn đưa ra tất cả các quyết định.
- Sử dụng một nền tảng thương mại điện tử có sẵn, giúp việc xây dựng cửa hàng trực tuyến trở thành quá trình nhanh chóng và dễ dàng.
Trước khi ra mắt
Đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị tốt để đo lường sự thành công của việc ra mắt – xác định các chỉ số hiệu suất chính để theo dõi tiến trình và hiệu suất, khắc phục mọi vấn đề khi chúng xuất hiện. Những việc cần thực hiện bao gồm thiết lập hồ sơ mạng xã hội, chuẩn bị sẵn sàng tiếp thị qua email, cài đặt Google Analytics, nghiên cứu từ khóa, xác định chiến lược vận chuyển và hoàn thiện kế hoạch quảng bá ra mắt.
Sau khi ra mắt
Đây là giai đoạn công việc thực sự bắt đầu. Sau khi khai trương cửa hàng trực tuyến, bạn nên chuyển ngay sang giai đoạn khuyến mãi. Tiếp thị cửa hàng và tối ưu hóa chuyển đổi sẽ là công việc hàng ngày của bạn. Bạn cũng nên thường xuyên thử nghiệm mở rộng hoặc làm mới kho hàng của mình.
Thương mại điện tử (Ecommerce) dự đoán sẽ trở thành một xu hướng không thể tranh cãi bởi sự tiện lợi và lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Hy vọng rằng bạn đã hiểu được Ecommerce là gì cùng các ưu điểm và hạn chế của nó, và biết cách tận dụng hợp lý để đạt được thành công.